Hỏi đáp hình sự
Thưa luật sư, những ngày vừa qua cả nước đang rất quan tâm đến những hành vi của một bộ phận người dân tiến hành xuống đường biểu tình phản đối những quy định pháp luật của Nhà nước
Vậy, theo pháp luật hiện hành thì việc biểu tình như vậy có hợp pháp không? Nếu đó là những hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ xử lý như thế nào?
Biểu tình trái pháp luật ở một số điểm hiện nay
Luật sư tư vấn
Chào bạn, chúng tôi đã nhận được thắc mắc của bạn liên quan đến vấn đề “xử lý hành vi biểu tình trái pháp luật”
Gần đây trong nước cũng diễn ra rất nhiều cuộc biểu tình liên quan đến Đặc khu kinh tế Vân Đồn hoặc luật an ninh mạng
Nếu muốn biểu tình
Chúng ta hãy làm đúng những gì pháp luật quy định, tránh tình trạng bị lợi dụng gây hậu quả đáng tiếc
Và sau đây
Tổng đài tư vấn luật hình sự trực tuyến thuộc Công ty TNHH Luật TGS sau đây xin đưa ra ý kiến pháp lý giải đáp thắc mắc nêu trên của bạn như sau
Đầu tiên, cần phải khẳng định rằng biểu tình được ghi nhận là một quyền con người trong pháp luật quốc tế cũng như Hiến pháp của Việt Nam
Cụ thể, tại quy định của Điều 25, Hiến pháp 2013 thì “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”. Nói cách khác, việc thực hiện biểu tình là một quyền cơ bản của con người, hành vi đi biểu tình không có gì sai trái nếu được thực hiện theo quy định trình tự của pháp luật
Tính hợp pháp của cuộc biểu tình
Như đã trình bày, quyền biểu tình của công dân được Hiến pháp ghi nhận và bảo vệ. Tuy nhiên việc biểu tình không phải được thực hiện không có hạn chế. Theo đó, việc thực hiện biểu tình phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Hiện nay, hệ thống pháp luật ở Việt Nam chưa có luật riêng để điều chỉnh, quy định về việc thực hiện quyền biểu tình của công dân. Chính vì vậy, mọi cuộc biểu tình ở Việt Nam diễn ra đều không thể đánh giá là hợp pháp hay bất hợp pháp, chính vì vậy việc xử lý rất khó khăn.
Tuy nhiên, mở rộng vấn đề thì việc biểu tình có thể coi bản chất là hành vi tập trung đông người, tuần hành ở những nơi công cộng. Chính vì vậy, dể đảm bảo an ninh, trật tự công cộng thì việc tập trung đông người tại nơi công cộng phải tuân thủ các quy định tại Nghị định 38/2005/NĐ-CP của Chính Phủ quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng. Theo đó, tại điều 7 nghị định này quy định “Việc tập trung đông người ở nơi công cộng phải đăng ký trước với Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền nơi diễn ra các hoạt động đó và phải thực hiện đúng nội dung đã đăng ký.” Nói tóm lại, việc tập trung đông người mà không đăng ký đều là trái phép và bị coi là hành vi vi phạm pháp luật
Xử lý hành vi biểu tình trái pháp luật
Hậu quả biểu tình trái pháp luật ở Bình Thuận
Trong trường hợp vụ biểu tình trong những ngày gần đây, chủ yếu là để bày tỏ thái độ không đồng tình trước chính sách pháp luật của quốc gia. Xét cho cùng đó là lý do chính đáng của mỗi người dân nên nhìn chung Nhà nước sẽ tiến hành các hoạt động tuyên truyền, giáo dục để người dân thực hiện, đưa ý kiến của mình theo các con đường phù hợp với pháp luật mà không tiến hành các hoạt động biểu tình, bạo loạn nữa.
Tuy nhiên, đối với những người cầm đầu, xúi giục với mục đích xâm phạm an ninh quốc gia hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác như đập phá tài sản, đánh người thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật như sau:
-) Đối với những người cầm đầu mà có mục đích chống chính quyền, lợi dụng tình tình để kích động, lôi kéo người khác tham gia biêu tình, phá hoại, gây rối trật tự an ninh thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo “Tội phá rối an ninh” tại Điều 118 Bộ luật hình sự hoặc “Tội gây rối trật tự công cộng” tại Điều 318 Bộ luật hình sự (nếu không vì mục đich chống chính quyền).
-) Đối với những người có hành vi đập phá tài sản Nhà nước, trộm cắp tài sản thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về các “Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” theo quy định tại Điều 178. Nếu có mục đích chống chính quyền mà phá hủy tài sản thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo “Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Trên đây là ý kiến pháp lý liên quan đến vấn đề “xử lý hành vi biểu tình trái pháp luật” được đưa ra bởi luật sư tư vấn hình sự thuộc Công ty TNHH Luật TGS
Mong rằng sẽ đem lại sự hữu ích cho từng cá nhân về công cuộc biểu tình
Xin cảm ơn!
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.