Câu 1: Vụ việc một người đàn ông ở Sóc Sơn ngang nhiên đốt pháo tại gia đình trong một đám cưới, hành vi này biểu hiện việc xe thường luật phát, khinh thường hàng xóm và cộng đồng. Nhiều người biết đốt pháo có thể bị phạt nhưng vẫn làm và chấp nhận nộp phạt, có phải chăng do mức phạt không đủ sức răn đe.
Vụ việc đốt pháp trái phép ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội vừa qua là hết sức nghiêm trọng và gây bức xúc trong dư luận xã hội. Bởi vì, số lượng pháo được đốt trái phép là rất lớn, diễn ra một cách công khai tại nơi tụ tập đông người, ngay sát đường quốc lộ. Điều đó đã cho thấy sự coi thường pháp luật, cộng đồng và dư luận xã hội của người vi phạm.
Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS – Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
Từ khi có Chỉ thị số 406-TTg ngày 08/08/1994 của Thủ tướng Chính phủ cho đến nay thì về cơ bản việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo đã được xã hội đồng tình và thực hiện tương đối tốt trên thực tế. Tuy nhiên, do ý thức chấp hành pháp luật kém của một bộ phận người dân, những hạn chế, thiếu xót trong công tác quản lý và các chế tài xử lý vi phạm còn chưa đủ sức răn đe nên trong thời gian gần đây, đặc biệt là trong các dịp tết nguyên đán thì viêc tàng trữ, buôn bán và đốt pháo trái phép đang diễn ra ngày càng nhiều, phức tạp và khó kiểm soát hơn.
Câu 2: Theo quy định của pháp luật thì hành vi đốt pháo không đúng nơi quy định sẽ bị xử lý thế nào?
Tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, bạo lực gia đình, tại Điểm b Khoản 2 Điều 10 quy định: Hành vi “sử dụng các loại pháo mà không được phép” sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Nếu hành vi đốt pháo nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Phần II của Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 25/12/2008 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao (như: Đốt pháo nổ ở nơi công cộng, những nơi đang diễn ra các cuộc họp, những nơi tập trung đông người; Đốt pháo nổ ném ra đường, ném vào người khác, ném vào phương tiện khác đang lưu thông, ném từ trên cao xuống, đốt pháo nổ mang theo xe đang chạy; Đốt pháo nổ gây thiệt hại sức khỏe, tài sản của người khác nhưng mức độ thiệt hại chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội khác; Đốt pháo nổ với số lượng tương đương từ 01kg trở lên đối với pháo thành phẩm hoặc tương đương từ 0,1 kg trở lên đối với thuốc pháo; Đốt pháo nổ với số lượng dưới 01 kg pháo thành phẩm hoặc dưới 0,1 kg đối với thuốc pháo và đã bị xử lý hành chính về hành vi đốt pháo nổ hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.v.v..), thì sẽ bị xử lý hình sự về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo quy định tại Điều 318 Bộ luật hình sự năm 2015.
Ngoài ra, người nào đốt pháo nổ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì ngoài việc truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội “gây rối trật tự công cộng”, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh khác quy định trong Bộ luật hình sự, tương xứng với hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác do hành vi đốt pháo gây ra. Ví dụ: Nếu đốt pháo nổ gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe người khác đến mức phải xử lý hình sự thì vừa bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội “gây rối trật tự công cộng”, vừa bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác”.
Câu 3: Vụ đốt pháo ở Sóc Sơn, theo quan sát thì đây là số lượng lớn, có thể lên đến 50kg thì mức xử lý sẽ thế nào?
Nếu số lượng pháo được đốt lên đến 50 kg thì sẽ thuộc trường hợp: “Đốt pháo nổ với số lượng tương đương từ 5kg trở lên đối với pháo thành phẩm hoặc tương đương từ 0,5 kg thuốc pháo trở lên” theo quy định tại Điểm d Mục 2 Phần II của Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 25/12/2008 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao. Và theo quy định này, người vi phạm sẽ bị xử lý hình sự về “tội gây rối trật tự công cộng” theo quy định tại Khoản 2 Điều 318 Bộ luật hình sự, với khung hình phạt là phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
Câu 4: Chiều qua làm việc với cơ quan công an, chủ ngôi nhà để xảy ra pháo nổ nói không liên quan và ko biết vì bận tiếp khách. Theo Luật sư yếu tố này có thuyết phục. và nếu chứng minh được chủ ngôi nhà này biết mà không can ngăn bị xử lý thế nào?
Chủ nhà khai báo như thế nào là quyền của họ. Lời khai này có khách quan và chính xác hay không còn phải dựa trên sự xem xét và đánh giá khách quan và toàn diện các tài liệu, vật chứng và chứng cứ khác của vụ việc như: Lời khai của những người có liên quan, người làm chứng hoặc nội dung các dữ liệu video về vụ án.v.v.. Do đó, không chỉ dựa vào lời khai của chủ nhà mà Cơ quan điều tra có trách nhiệm điều tra, thu thập toàn bộ các chứng cứ, làm rõ toàn bộ các tình tiết khách quan của vụ án, cũng như vai trò và trách nhiệm pháp lý của các cá nhân có liên quan.
Nếu chủ nhà biết hành vi đốt pháo nhưng không ngăn cản, để mặc cho hành vi này xảy ra, thì theo quy định tại Điều 17 Bộ luật hình sự, chủ nhà có thể bị coi là đồng phạm với người đốt pháo trong “tội gây rối trật tự công cộng” (Điều 318 Bộ luật hình sự).
Có thể nói đây là một vụ việc có tính chất rất nghiêm trọng, số lượng pháo sử dụng trái phép rất lớn và số lượng pháo này không thể tự nhiên mà có. Theo quy định của pháp luật thì tất cả các hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển và buôn bán pháo nổ trái phép đều là trái pháp luật, có thể bị xử lý hình sự về các tội danh tương ứng như: Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ (Điều 305 Bộ luật hình sự), Tội buôn lậu (Điều 188 Bộ luật hình sự), Tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (Điều 188 Bộ luật hình sự), Tội buôn bán hàng cấm (Điều 190 Bộ luật hình sự).v.v.. Do đó, bên cạnh việc làm rõ và xử lý trách nhiệm pháp lý của hành vi đốt pháo thì có những vấn đề mà Cơ quan điều tra sẽ không thể bỏ qua, đó là việc làm rõ nguồn gốc của số pháo này? Ai là người đã cung cấp? Cũng như tại sao một số lượng pháo lớn như vậy lại có thể dễ dàng được lưu thông và mua bán như vậy?.v.v..
>> Bạn có thể xem chi tiết tại: https://m.vov.vn/phap-luat/tu-van-luat/dot-phao-mung-cuoi-o-soc-son-xu-nghiem-hanh-vi-coi-thuong-phap-luat-1018294.vov
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...