Việc yêu cầu người có nợ, trả nợ đúng hạn là quyền lợi chính đáng của mỗi chủ nợ. Tuy nhiên, vì không đòi được nợ mà nhiều chủ nợ đã thuê xã hội đen, đe dọa, khủng bố, thậm chí là dùng vũ lực đối với con nợ. Việc này đã khiến họ vô tình vướng vào vòng lao lý.
1. “Xã hội đen” đòi nợ sẽ mắc phải tội gì ?
Để đòi được khoản nợ, các đối tượng “xã hội đen” sẽ sử dụng mọi biện pháp để đạt được mục đích. Thường các đối tượng này sẽ sử dụng hình thức bạo lực hoặc các thủ đoạn gây sức ép lên tinh thần và tính mạng của con nợ nhằm đòi được nợ. Đây đều là các hành vi cố ý gây tổn thương tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Và những người thực hiện các hành vi này, tùy vào mức độ, tính chất có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về một trong các tội sau đây:
- Tội đe dọa giết người theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015 với khung hình phạt cao nhất là 07 năm tù
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 với khung hình phạt cao nhất là tù chung thân.
- Tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt cao nhất là 05 năm.
Ngoài ra, có rất nhiều trường hợp, các đối tượng “xã hội đen” tự ý chiếm dụng tài sản của con nợ với lý do để bù lại khoản tiền họ đang nợ. Bản chất đây là những hành vi cưỡng đoạt tài sản, thậm chí là cướp tài sản, Trong trường hợp này, người đi đòi nợ thuê có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội danh:
- Tội cướp tài sản được quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 với khung hình phạt cao nhất là chung thân và có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
- Tội cưỡng đoạt tài sản tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 với khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù giam hoặc có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
2. Chủ nợ – người thuê xã hội đen sẽ mắc tội gì
Mặc dù nhu cầu đòi nợ đến hạn của các chủ nợ là chính đáng, tuy nhiên. Nếu chủ nợ thuê các đối tượng “xã hội đen”, sử dụng những biện pháp đòi nợ trái pháp luật. Những biện pháp này gây tổn hải đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con nợ, thì không chỉ các đối tượng xã hội đen, người trực tiếp thực hiện hành vi đòi nợ phạm tội mà người đi thuê cũng có thể phạm tội với vai trò là đồng phạm.
Tháng 1/2017: Nguyễn Xuân G (trú tại huyện ĐA, thành phố H) có đưa một người quen 260 triệu đồng nhờ mua xe ô tô, tuy nhiên người này không mua được và cũng chưa trả lại tiền. Bức xúc vì đòi tiền nhiều lần không được, G đã cùng 3 đối tượng khác có hành vi đe dọa, bắt giữ người trái phép, ép “con nợ” liên hệ người thân mang tiền đến trả. Ngay sau đó, các đối tượng bị lực lượng công an bắt quả tang. Củng cố tài liệu, chứng cứ, Công an thành phố H đã tạm giữ hình sự G và các đồng phạm về hành vi bắt giữ người trái pháp luật và cướp tài sản.
3. Làm thế nào để đòi được nợ mà không vi phạm pháp luật:
Theo đó, vay nợ là quan hệ dân sự vì vậy nếu bên vay không trả nợ đúng hạn thì bên cho vay có quyền khởi kiện ra tòa án dân sự giải quyết. Trường hợp tòa án ra bản án có hiệu lực pháp luật, nhưng bên vay vẫn không trả tiền thì bên cho vay có thể đề nghị cơ quan thi hành án dân sự kê biên, phát mại tài sản của người vay tiền để buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ… Ngoài ra, bên cho vay cũng có thể tố cáo đến cơ quan điều tra nếu nhận thấy bên vay có dấu hiệu lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Quá trình điều tra, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm, cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án hình sự để xử lý theo pháp luật. Khi đó, bên bị thiệt hại có quyền gửi đơn đề nghị cơ quan điều tra yêu cầu người đã chiếm đoạt tiền của mình phải khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại nếu có.
Ngoài ra, khi có nhu cầu đòi nợ thuê, các chủ nợ nên lựa chọn những doanh nghiệp đòi nợ được pháp luật công nhận, có uy tín. Chỉ những doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ mới được phép hoạt động dịch vụ đòi nợ (khoản 1 Điều 4 nghị định 104/2007/NĐ-CP Về kinh doanh dịch vụ đòi nợ).
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.