Thế nào là tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất?
Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất đang là vấn đề tranh chấp ngày càng phổ biến hiện nay. Thừa kế quyền sử dụng đất được hiểu là việc chuyển dịch quyền sử dụng đất của cha mẹ hoặc ông bà khi mất để lại cho con cháu theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Theo đó, người thừa kế sẽ trở thành chủ sở hữu hợp pháp đối với quyền sử dụng đất do người chết để lại và được pháp luật bảo vệ. Như vậy, những tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất là những mâu thuẫn, xung đột về quyền và lợi ích của những người được nhận thừa kế liên quan đến quyền sử dụng đất.
Hiện nay, tranh chấp về quyền sử dụng đất rất đa dạng, cụ thể như:
- Xác định quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác.
- Yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại.
- Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất trong đó Yêu cầu chia di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Để xác định di sản thừa kế là đất đai, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013. Thì người sử dụng đất được thực hiện quyền thừa kế bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau:
- Có giấy chứng nhận , trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật đất đai 2013.
- Đất không có tranh chấp.
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Khi có tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, người thừa kế phải nộp đơn và tiến hành các thủ tục giải quyết tại Tòa án nhân dân nơi có bất động sản tranh chấp.
Để chuẩn bị cho hồ sơ giải quyết tranh chấp về thừa kế là quyền sử dụng đất thì trong hồ sơ yêu cầu giải quyết, cần có những tài liệu sau:
- Giấy chứng tử của người để lại di sản.
- Di chúc hoặc biên bản, tài liệu khác thể hiện ý chí của người để lại di sản trước khi chết (nếu có).
- Các giấy tờ có thể chứng minh về quan hệ giữa người khởi kiện cùng với người để lại di sản.
- Bản kê khai về những di sản.
- Các tài liệu chứng minh nguồn gốc di sản: đối với di sản là quyền sử dụng đất thì những tài liệu chứng minh người để lại di sản là người sử dụng hợp pháp diện tích đất đó.
- Các giấy tờ khác có liên quan đến di sản như tài liệu thể hiện việc từ chối nhận di sản thừa kế, tài liệu thể hiện tài sản thừa kế đang thực hiện để đảm bảo cho việc thực hiện một nghĩa vụ nào đó, biên bản giải quyết tại UBND cấp xã.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật TGS về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ tổng đài 19008698 để được Luật sư tư vấn miễn phí.
Đội ngũ luật sư – Hãng Luật TGS LAWFIRM
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...