Chúng ta đang sống trong một xã hội ngày càng phát triển thì tình hình tội phạm ngày càng phức tạp, có xu hướng gia tăng. Trong đó, có tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản – một loại tội về xâm phạm quyền sở hữu của người khác.
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật
Cơ sở pháp lý: Điều 175 BLHS 2015.
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hình thức vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc có thể nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi sau đó sử dụng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt số tài sản đó, hoặc số tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Theo quy định tại Điều 175 BLHS, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bao gồm các trường hợp sau:
- Sử dụng các thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác đã được giao cho mình trên cơ sở hợp đồng cho vay, mượn, thuê, … hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có khả năng để trả nhưng cố tình không trả.
- Sử dụng tài sản của người khác đã được giao cho mình trên cơ sở hợp đồng cho vay, mượn, thuê,… vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại số tài sản đó.
Các dấu hiệu của hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
- Tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 4.000.000 đồng trở lên hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống duy nhất của người bị hại và gia đình họ.
- Gây hậu quả nghiêm trọng.
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt.
Các dấu hiệu cơ bản của cấu thành tội phạm mà luật sư hình sự đưa ra
Thứ nhất, về chủ thể:
Theo quy định của BLHS, chủ thể phạm tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản phải đủ hai điều kiện về độ tuổi và năng lực chịu trách nhiệm hình sự:
- Về độ tuổi: những người phải trên 16 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
- Cơ sở giao tài sản là hợp đồng, việc giao và nhận tài sản là hoàn toàn ngay thẳng.
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Thứ hai, về khách thể:
Khách thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản luôn là tài sản, tuy nhiên tội này chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu mà không xâm phạm đến quan hệ nhân thân. Đây là một điểm quan trọng để phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với các tội khác như: tội cướp tài sản, tội cướp giật tài sản,…
Thứ ba, mặt khách quan của tội phạm:
+ Đó là hành vi chiếm đoạt toàn bộ hay một phần tài sản đã được bàn giao trên cơ sở hợp đồng đã được ký kết giữa hai bên là chủ tài sản và người có hành vi chiếm đoạt.
+ Không thực hiện đúng nghĩa vụ như thỏa thuận trong hợp đồng: sử dụng các thủ đoạn bỏ trốn hoặc gian dối để không trả lại tài sản; hoặc sử dụng tài sản vào các mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản đó.
- Đối tượng của hành vi chiếm đoạt: những tài sản đã được giao cho người phạm tội trên cơ sở hợp đồng đã thỏa thuận trước đó.
- Hậu quả: đó là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt
Thứ tư, về mặt chủ quan của tội phạm:
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.
Mục đích của người phạm tội chính là chiếm đoạt được số tài sản đó.
Về hình phạt
Theo quy định tại Điều 175 BLHS 2015, người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc có thể phạt tù với mức cao nhất lên đến 20 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trên đây là nội dung tư vấn của công ty luật TGS chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ theo số 1900.8698
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.