GIẢ CHỮ KÍ GIÁM ĐỐC VÀ MƯỢN CON DẤU ĐỂ LÀM HỒ SƠ VAY VỐN NGÂN HÀNG CÓ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ KHÔNG?
Câu hỏi :
Tôi làm nhân viên văn thư một cho công ty nhà nước. Có 02 nhân viên biên chế cùng cơ quan đã giả chữ kí giám đốc và tranh thủ mượn con dấu để đóng làm hồ sơ vay tín chấp ngân hàng. Thực tế công ty tôi đời giám đốc trước đã có 01 nhân viên biên chế bỏ trốn vì vay nợ, hiện tại 02 nhân viên biên chế này đều là người vay nợ nhiều bên ngoài , trong có cả nợ xấu ngân hàng nên giám đốc hiện tại mới không kí xác nhận để những nhân viên này làm hồ sơ vay vốn ngân hàng. Vậy trong việc trên, 02 nhân viên biên chế kia và giám đốc có phải chịu trách nhiệm hình sự không ?
Trả lời
Hồ sơ vay tín chấp ngân hàng cần có hợp đồng lao động từ 6 tháng trở lên (tùy theo yêu cầu của từng ngân hàng), ngoài ra người vay phải cung cấp bảng lương có đóng dấu xác nhận của cơ quan làm việc hay bản sao kê nếu nhận lương bằng thẻ ATM…
Có rất nhiều người có nhu cầu vay tín chấp ngân hàng nhưng lại không đủ điều kiện về mặt hồ sơ để được cấp khoản vay: những người làm việc theo hợp đồng ngắn hạn, những người đi làm hưởng lương không có hợp đồng lao động, những người tự kinh doanh không chứng minh thu nhập… tất cả họ đều có nhu cầu vay tín chấp nhưng không đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng đưa ra.
Theo như những thông tin mà bạn vừa đưa ra thì bạn chỉ đề cập đến việc 2 nhân viên biên chế đó giả mạo chữ kí và mượn con dấu của công ty để vay tín chấp ngân hàng mà không nói rõ mục đích của hành vi đó là gì . Chính vì thế, chúng tôi sẽ giả sử có 2 trường hợp sẽ xảy ra như sau :
Trường hợp thứ nhất : 2 nhân viên đó giả chữ kí và mượn con dấu công ty làm hồ sơ giả vay tín dụng nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của ngân hàng có giá trị trên 2 triệu đồng thì sẽ bị xử lý hình sự vì tội: lừa đảo chiếm đoạt tài sản (quy định trong Điều 174 Bộ luật hình sự 2015).
“ Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
…
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- a) Có tổ chức;
- b) Có tính chất chuyên nghiệp;
- c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
…
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
…
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
…
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
- a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
… b) Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
GIẢ CHỮ KÍ GIÁM ĐỐC ĐỂ LÀM HỒ SƠ VAY VỐN NGÂN HÀNG CÓ BỊ TRUY CỨU HÌNH SỰ KHÔNG?
>>> Tham khảo Thêm: Luật hình sự mới nhất
Trường hợp hai : 2 nhân viên đó giả chữ kí và mượn con dấu công ty không nhằm mục đích chiếm đoạt, gây thiệt hại về tài sản cho ngân hàng mà chỉ có ý định lập hồ sơ giả để được vay tiền nhanh hơn, đồng thời những người này cũng đủ khả năng để trả nợ cho ngân hàng thì cũng vẫn bị xử lsi hình sự về tôi: làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. (Điều 341 Bộ luật hình sự 2015)
“Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức :
- Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
- a) Có tổ chức;
- b) Phạm tội 02 lần trở lên;
- c) Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
- d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
- e) Tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
- a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
- b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
- c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Mặc dù trong cả 2 trường hợp , chỉ có nhân viên phải chịu trách nhiệm hình sự , nhưng giám đốc cũng phải có trách nhiệm trong việc quản lí , kiểm tra vi con dấu của công ty mình. (Điều 24 Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu)
Trách nhiệm của giám đốc công ty trong việc quản lý và sử dụng con dấu được quy định tại Điều 12 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội quy định như sau:
“Điều 12. Vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu
…
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…
- c) Mượn, cho mượn con dấu, sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức khác để hoạt động;
…
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
- a) Buộc thu hồi con dấu đối với hành vi quy định tại Điểm b, đ, e Khoản 2; Điểm c Khoản 3; Điểm c, d Khoản 4 Điều này.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.