Câu hỏi và tình huống hình sự
Thưa luật sư, trong quy định của Bộ luật tố tụng hình sự có đề cập đến một biện pháp điều tra được gọi là “Thực nghiệm điều tra”. Vậy luật sư có thể giải thích cho tôi rõ ràng hơn về các vấn đề liên quan như: thẩm quyền áp dụng, thủ tục tiến hành, nội dung tiến hành trong khi thực hiện biện pháp thực nghiệm điều tra không?
Thực nghiệm điều tra vụ án hình sự
Luật sư trả lời
Chào bạn, chúng tôi đã nhận được thắc mắc của bạn liên quan đến vấn đề “biện pháp thực nghiệm điều tra”. Luật sư đại diện tranh tụng hình sự thuộc Công ty TNHH Luật TGS sau đây xin đưa ra ý kiến pháp lý giải đáp thắc mắc nêu trên của bạn như sau
Thực nghiệm điều tra là một biện pháp điều tra trong đó cơ quan điều tra sẽ cho diễn lại hoặc làm thử hành vi phạm tội hay các sự việc, hiện tượng khác cần kiểm tra trên thực tế dưới một điều kiện tương tự tại thời điểm sự việc đó xảy ra (thời gian, địa điểm, không gian, con người…). Qua hoạt động đó, cơ quan điều tra sẽ cho ra những kết luận, đánh giá kiểm tra khách quan (không phải là suy diễn cá nhân) về những vấn đề còn chưa sáng tỏ hoặc nghi ngờ để làm căn cứ cho việc điều tra tội phạm.
1.Thẩm quyền áp dụng biện pháp thực nghiệm điều tra
Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp thực nghiệm điều tra gồm: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát; Thẩm phán là chủ tọa phiên tòa.
Những người có quyền thực hiện biện pháp thực nghiệm điều tra gồm: Điều tra viên, Kiểm sát viên.
2. Nội dung của biện pháp thực nghiệm điều tra
Có thể chia thực nghiệm điều tra làm 2 loại là diễn lại và làm thử. Khi tiến hành thực nghiệm điều tra có thể dưới các hình thức như sau:
-) Thực nghiệm điều tra nhằm xác định khả năng tri giác của một sự việc, hiện tượng nhất định. Là việc tổ chức cho 1 người diễn lại sự việc họ khai đã nhận thức được trong một điều kiện tương tự để xác minh sự đúng đắn của lời khai đó.
-) Thực nghiệm điều tra nhằm xác định khả năng thực hiện một hành vi, công việc nhất định. Là việc tổ chức cho người bị tạm giam, bị can, bị cáo, người bị hại, người làm chứng diễn lại hành vi, công việc mà họ khai đã làm trong điều kiện tương tự để kiểm tra xem họ có khả năng thực hiện hành vi đó không.
-) Thực nghiệm điều tra nhằm xác định khả năng diễn ra của một sự vật, hiện tượng. Là việc tổ chức thí nghiệm về một sự việc, hiện tượng trong điều kiện hoàn cảnh tương tự để xem hiện tượng, sự việc đó có xảy ra trên thực tế hay không, nguyên nhân diễn biến của sự việc…
-) Thực nghiệm điều tra nhằm xác định diễn biến của tình tiết cụ thể. Tiến hành thực nghiệm để kiểm tra lời khai của người tham gia tố tụng về quá trình diễn biến của sự việc xảy ra nói chung hoặc của những tình tiết cụ thể của nó trên cơ sở đó xác định tính khách quan trong lời khai của họ.
-) Thực nghiệm điều tra nhằm xác định quá trình hình thành dấu vết. Tiến hành kiểm tra, xác định bằng cách nào, các dấu vết của sự việc xảy ra đã xuất hiện trên các vật mang vết, đối tượng cụ thể nào đó có thể để lại loại dấu vết này hay không.
3. Các thủ tục tiến hành biện pháp thực nghiệm điều tra
Khi tiến hành thực nghiệm điều tra phải tuân thủ những thủ tục sau:
-) Phải đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ, ghi rõ kết quả thực nghiệm điều tra vào biên bản.
-) Trước khi tiến hành, Điều tra viên phải thông báo cho Kiểm sát viên tham gia.
-) Chỉ tiến hành thực nghiệm điều tra khi có người chứng kiến. Ngoài ra có thể mời người có chuyên môn tham gia thực nghiệm điều tra.
-) Nghiêm cấm hành vi xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác trong thực nghiệm điều tra.
Trên đây là ý kiến pháp lý liên quan đến vấn đề “Biện pháp thực nghiệm điều tra” được đưa ra bởi Luật sư đại diện tranh tụng hình sự thuộc Công ty TNHH Luật TGS.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.