Câu hỏi và tình huống pháp luật hình sự:
Thưa luật sư, vào ngày 19/5 vừa qua, các báo đài có đưa tin về vụ việc một ô tô đang di chuyển trên đường Quốc lộ 1A thì bất ngờ tông trúng một người đang phơi lúa bên đường. Hậu quả là người phơi lúa bị tử vong. Vậy tôi muốn hỏi rằng, tài xế lái xe ô tô gây tai nạn chịu trách nhiệm gì trong trường hợp này không? Nếu có thì chịu trách nhiệm đến đâu?
Phơi rơm lấn chiếm làn đường giao thông
Luật sư hình sự tư vấn:
Chào bạn, chúng tôi đã nhận được thắc mắc của bạn liên quan đến vụ việc “ ô tô gây tai nạn làm chết người đang phơi rơm” mới xảy ra gần đây. Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí thuộc Công ty Luật TNHH TGS sau đây xin đưa ra ý kiến pháp lý liên quan giải đáp thắc mắc của bạn như sau.
Trước tiên, cần phải biết về nguyên tắc của pháp luật hình sự Việt Nam, đó là nguyên tắc “Trách nhiệm dựa trên lỗi”. Nghĩa là, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện một cách có lỗi thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự (lỗi có thể là cố ý hoặc vô ý). Trong vụ việc nêu trên, hành vi điều khiển ô tô để xảy ra tai nạn làm chết người cần phải xem xét tài xế có lỗi hay không mới có thể kết luận được liệu tài xế có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không.
Trên thực tế, lỗi là yếu tố chủ quan bên trong mỗi cá nhân nên khó xác định trực tiếp như: thời gian, địa điểm, phương pháp, thủ đoạn… được. Chúng ta chỉ có thể xác định được lỗi dựa trên các dấu hiệu khác bên ngoài.
1.Trường hợp tài xế không có lỗi trong tai nạn
Theo quy định tại điều 20, Bộ luật hình sự năm 2015 về Sự kiện bất ngờ thì “Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”. Như vậy, tài xế lái xe chỉ được xem là không có lỗi nếu không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi gây tai nạn.
Xét trong trường hợp vụ việc này, diện tích đường quốc lộ được sử dụng với mục đích chính là để lưu thông, di chuyển mà không phải dùng để phơi rơm, phơi lúa. Nói cách khác, tài xế lái xe được hoàn toàn có căn cứ để tin rằng ở điều kiện bình thường, trên đường quốc lộ hoàn toàn không thể có hoạt động phơi rơm, phơi lúa nên sẽ không có người ở đó. Vì vậy, theo như suy luận thông thường thì tài xế không buộc phải biết là có người phơi rơm trên đường.
Tuy nhiên, cần phải căn cứ vào các yếu tố khác về tầm nhìn, thói quen xã hội, hay các yếu tố khách quan khác. Chẳng hạn, đoạn đường xảy ra tai nạn rất thông thoáng, tầm nhìn tốt người tài xế hoàn toàn có thể thấy có người đang phơi rơm ở phía trước một khoảng đủ xa hoặc việc phơi rơm trên đường dù vi phạm pháp luật nhưng là thói quen được thực hiện rất nhiều ở nông thôn vào mùa gặt, hay chẳng hạn đã có biển cảnh báo…thì tài xế buộc phải đề phòng để tránh khi có trường hợp xảy ra.
Tóm lại, trường hợp tai nạn là sự kiện bất ngờ thì tài xế sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, trường hợp thực tế nêu trên thì rất khó để xem xét tai nạn này là sự kiện bất ngời theo như quy định của pháp luật
2. Trường hợp tài xế có lỗi khi gây ra tai nạn
Như đã phân tích ở trên, nếu tài xế buộc phải biết có hoạt động phơi rơm, có người phơi rơm trên đường mà gây ra tai nạn thì tài xế đã có lỗi vô ý trong hành vi của mình. Do đó, tài xế có khả năng phải chịu trách nhiệm hình sự về “Tội vô ý làm chết người” theo quy định tại Điều 128, Bộ luật hình sự năm 2015. Khi đó, hình phạt có thể là cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1-5 năm.
Tuy nhiên, do phơi rơm rạ trên đường quốc lộ là vi phạm pháp luật do đó, tài xế sẽ được hưởng tình tiết giảm nhẹ vì hành vi vi phạm pháp luật của nạn nhân.
Trên đây là ý kiến pháp lý liên quan đến vụ việc “ô tô gây tai nạn làm chết người phơi rơm trên đường quốc lộ” được đưa ra bởi Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí thuộc Công ty Luật TNHH TGS.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.