Câu hỏi:
Những cách thức để bắt đầu một vụ án hình sự là gì? Cá nhân khi bị xâm hại các quyền và lợi ích hợp pháp có thể làm gì để bảo vệ bằng phương pháp hình sự? Hay khi phát hiện một hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì có thể thực hiện hoạt động gì?
>>>Xem thêm: Hình thức xử lý đối với tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Trả lời:
Pháp luật ở Việt Nam chỉ thừa nhận quyền “công tố” nghĩa là việc khởi tố một vụ án hình sự chỉ được thực hiện bởi cơ quan công quyền – cơ quan điều tra. Do đó quyền “tư tố” nghĩa là một chủ thể ngoài nhà nước không có quyền khởi tố một hành vi vi phạm pháp luật hình sự để đưa ra xét xử.
Khi đó, để tiến bắt đầu một vụ án hình sự, cơ quan điều tra (hoặc một số cơ quan nhà nước khác được giao nhiệm vụ) sẽ có những kênh tiếp nhận các thông tin về các hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật để có những thông tin ban đầu và khởi tố, bắt đầu một vụ án hình sự.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tại điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định những căn cứ mà cơ quan điều tra làm cơ sở để khởi tố một vụ án hình sự bao gồm:
1. Tin tố giác về hành vi phạm tội
Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện một hành vi có dấu hiệu phạm tội và tố cáo hành vi đó tới cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận. Như vậy, khi một cá nhân biết được các hành vi phạm tội (phạm tội với người khác hoặc phạm tội đối với chính bản thân mình) được xảy ra trên thực tế thì người đó có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan công an, cơ quan điều tra để tố giác.
2. Tin báo về hành vi có dấu hiệu tội phạm
Tin báo về hành vi có dấu hiệu tội phạm là các thông tin về dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện truyền thông đại chúng.
Các tin báo này khác với tố giác ở chỗ, tin báo không khẳng định có tội phạm xảy ra trên thực tế mà chỉ cung cấp các thông tin liên quan đến hành vi có dấu hiệu ban đầu của tội phạm. Từ đó mà cơ quan công an dựa vào để điều tra thêm và sẽ khởi tố nếu đủ cơ sở.
3. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước
Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
Như vậy, việc kiến nghị khởi tố chỉ do các chủ thể là “cơ quan nhà nước” thực hiện. Các cá nhân, chủ thể tư khác khi phát hiện hành vi phạm tội hoặc hành vi có dấu hiệu phạm tội chỉ có thể gửi tin báo hoặc gửi tố giác theo các cách nêu trên.
4. Người phạm tội tự thú
Một cách khác để có thể khởi tố một vụ án hình sự là người phạm tội tự thú hành vi của mình. Khi người phạm tội tự thú, cơ quan điều tra sẽ tiến hành khởi tố và bắt đầu một vụ án hình sự như đối với các vụ án khác mà không có quyền kết tội luôn đối với người này.
5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm
Ngoài các nguồn thông tin nêu trên để tiếp nhận các hành vi phạm tội để khởi tố vụ án, khi thực hiện các nhiệm vụ của mình, nếu cơ quan tiến hành tố tụng (Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan điều tra) phát hiện các hành vi phạm tội thì cũng có thể trực tiếp khởi tố để bắt đầu một vụ án hình sự mới khác.
6. Khởi tố theo yêu cầu của người bị hại
Pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận quyền “công tố” như đã phân tích bên trên. Nhưng trên thực tế, quyền “công tố” cũng có trường hợp bị giới hạn bởi các chủ thể tư nhân. Đó là trong các trường hợp nhất định mà pháp luật quy định, cơ quan điều tra dù có được các thông tin về tội phạm (theo các cách trên) nhưng cũng không được khởi tố để bắt đầu vụ án hình sự trừ khi có yêu cầu của người bị hại.
Theo quy định tại điều 155, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì các trường hợp này là những hành vi phạm các tội về sức khỏe, danh dự, uy tín của người khác… ở mức độ ít nghiêm trọng. Khi đó, pháp luật trao cho các nạn nhân quyền quyết định liệu có muốn bắt đầu một vụ án hình sự hay không vì mục đích bảo vệ bí mật thông tin, bảo vệ uy tín của mình.
⇒ Kết luận, chỉ có cơ quan nhà nước (cơ quan điều tra, tòa án, viện kiểm sát) mới có quyền khởi tố để bắt đầu một vụ án hình sự. Để khởi tố, các cơ quan này dựa vào nhiều nguồn thông tin khác nhau. Tuy nhiên, pháp luật có loại trừ một số trường hợp chỉ được khởi tố nếu có sự đồng ý của nạn nhân để bảo vệ uy tín, danh dự của họ.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.