Câu hỏi:
Giáo viên mầm non là một công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn rất cao bởi yêu cầu công việc phải tiếp xúc với nhiều trẻ em. Do đó, nhiều cô giáo trong lúc bực bội đã không làm chủ được bản thân dẫn đến những hành vi như đánh đập, quát mắng, bỏ đói các trẻ em được gửi tại trường. Vậy, pháp luật xử lý giáo viên mầm non bạo hành trẻ như thế nào?
Trả lời:
Con người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể; được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm. Bất cứ hành vi nào xâm phạm đến những quyền đó đều bị trừng trị nghiêm minh theo pháp luật. Do đó, hành vi của các cô giáo mâm non trong việc đánh đập, quát mắng hay bỏ đói các trẻ nêu trên cũng không ngoại lệ.
Ngoài những quy định đó, cô giáo mầm non và học sinh còn là chủ thể trong quan hệ giáo dục mà mỗi bên đều có quyền, nghĩa vụ nhất định cụ thể như sau:
– Tại khoản 1, điều 75, Luật giáo dục năm 2005 quy định về những hành vi bị cấm của nhà giáo như sau “Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học”.
– Đồng thời, tại khoản 1 điều 84, Luật giáo dục 2005 cũng quy định cụ thể về quyền của trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non về việc “Được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục”.
⇒ Nói như vậy, các hành vi đánh đập, bỏ đói học sinh của cô giáo mầm non còn vi phạm các quy định của luật giáo dục và sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính, kỷ luật hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng.
1. Xử lý kỷ luật và Xử phạt vi phạm hành chính
Hành vi của các cô giáo mầm non là vi phạm các nghĩa vụ được Luật giáo dục quy định. Do đó, thông thường những hành vi như thế sẽ bị xử lý kỷ luật trong nội bộ Nhà trường. Các hình thức kỷ luật có thể là cảnh cáo, hạ lương, buộc thôi việc… nhưng xét cho cùng, đây chỉ là trách nhiệm nội bộ mà không phải là trách nhiệm pháp luật được áp dụng.
Ngoài việc bị kỷ luật, người vi phạm phải bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định 138/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục như sau. Tại điều 21, khoản 2, có quy định “Phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, xâm phạm thân thể người học”. Ngoài ra, người dạy còn có thể chịu hình phạt bổ sung là “đình chỉ giảng dạy từ 1-6 tháng”.
2. Truy cứu trách nhiệm hình sự
Hành vi đánh đập, hành hạ của cô giáo mầm non nếu để lại các thương tổn đến sức khỏe của các trẻ đến một mức độ nhất định (từ 11-30% hoặc dưới 11% nhưng thỏa mãn các điều kiện khác của cấu thành tội phạm) thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” được quy định tại điều 134, Bộ luật hình sự năm 2015.
Hình phạt tại khung cơ bản của tội này là cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Đối với các hình phạt tại khung tăng nặng, tùy vào mức độ thiệt hại thực tế xảy ra càng cao thì hình phạt sẽ được áp dụng càng nặng và có thể lên tới chung thân là hình phạt nặng nhất.
Ngoài ra, với cương vị là một giáo viên, việc hành hạ, đánh đập trẻ sẽ thỏa mãn các dấu hiệu của một vài tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự sau đây được quy định tại điều 52, Bộ luật hình sự năm 2015:
– Điểm i, “Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên;”
– Điểm k, “Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;”.
∗ Kết luận, những vụ việc về hành vi đánh đập, hành hạ, bỏ đói trẻ em của các giáo viên mầm non sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Theo đó, những giáo viên thực hiện hành vi này đứng trước nguy cơ phải chịu kỷ luật nội bộ, bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc nghiêm trọng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.